$944
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của sxmt. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ sxmt.Theo ông Phan Văn Anh, Phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, chương trình "Chuyến tàu công đoàn - xuân 2025" do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức, nhằm hỗ trợ đoàn viên, người lao động về quê đón tết. Năm nay, chương trình do LĐLĐ tỉnh Đồng Nai chủ trì, phối hợp Công đoàn Đường sắt Việt Nam và các đơn vị liên quan thực hiện.Những đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn hoặc có thành tích xuất sắc trong lao động tại một số tỉnh, thành phía nam, gồm: TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu và Công đoàn Đường sắt Việt Nam phía nam có quê tại các tỉnh phía bắc (từ Đà Nẵng trở ra), có nhu cầu về quê đón tết sẽ được công đoàn tặng vé tàu. Các lao động này phải cam kết trở lại doanh nghiệp, đơn vị để làm việc, công tác sau khi kết thúc kỳ nghỉ tết.Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, số đoàn viên đăng ký tham gia chương trình là 1.750 người, gồm 1.009 đoàn viên lao động và 741 người thân.Trong đó, LĐLĐ TP.HCM có 495 người; LĐLĐ tỉnh Bình Dương có 450 người; LĐLĐ tỉnh Đồng Nai 350 người; LĐLĐ tỉnh Long An 183 người; LĐLĐ tỉnh Tây Ninh có 56 người; LĐLĐ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 200 người; Công đoàn Đường sắt Việt Nam có 16 người.Thời gian tổ chức dự kiến, từ 11 giờ ngày 21.1 (12 giờ 15 tàu chạy) tại ga Biên Hòa. Chương trình còn bao gồm các hoạt động gặp gỡ, chúc tết và trao quà cho đoàn viên lao động ngay tại ga trước khi lên tàu.Cùng với chương trình "Chuyến tàu công đoàn - xuân 2025", Tổng LĐLĐ Việt Nam còn tổ chức chương trình "Chuyến bay Công đoàn - xuân 2025" với 2 chặng bay TP.HCM - Vinh (Nghệ An) và TP.HCM - Hà Nội. Cả 2 chuyến bay đều khởi hành vào ngày 25.1 tại sân bay Tân Sơn Nhất. Tổng số đoàn viên, người lao động đăng ký tham gia chương trình này là 450 người. Trong đó, Tổng LĐLĐ Việt Nam hỗ trợ 400 người (220 người đi Hà Nội, 180 người đi Vinh), Vietnam Airline hỗ trợ 50 người đi Hà Nội. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của sxmt. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ sxmt.Cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama (61 tuổi) chia sẻ cách bà và chồng – Barack Obama (64 tuổi) - vượt qua "năng lượng tiêu cực" trong lần xuất hiện hôm 13.3 tại SWSW (sự kiện thường niên về điện ảnh, phương tiện truyền thông tương tác, lễ hội âm nhạc diễn ra vào giữa tháng 3 tại Austin, Texas). Cả hai tiếp tục phải đối mặt với những đồn đoán liên quan đến cuộc hôn nhân của họ.Theo tờ People, Michelle nói trong buổi ghi hình trực tiếp podcast mới của mình mang tên IMO with Michelle Obama and Craig Robinson rằng: "Mọi người luôn hỏi tôi và Barack rằng làm sao chúng tôi có thể giữ được nhau, không chỉ trong 8 năm chúng tôi ở Nhà Trắng mà còn sau đó nữa? Bởi vì, để tôi nói cho bạn biết, có rất nhiều 'năng lượng tiêu cực' hướng về phía chúng tôi qua nhiều tin đồn, rất nhiều chuyện phiếm rằng chồng tôi không sinh ra ở đất nước này, chúng tôi không yêu nước, anh ấy không vào được Harvard. Nhưng qua tất cả những điều đó, điều giúp chúng tôi tỉnh táo - và chúng tôi cố gắng truyền đạt điều này cho con gái mình - là bạn không thể sống qua mạng xã hội".Michelle Obama nói thêm bà chắc chắn chưa bao giờ "xem phần bình luận trên mạng xã hội". "Đừng để năng lượng tiêu cực đó xâm nhập vào cuộc sống của bạn. Đây là những người không biết bạn. Rất nhiều thứ này được tạo ra và chúng không nuôi dưỡng bạn", bà nói tiếp.Tác giả cuốn Becoming cho biết thêm: "Mọi người bị mắc kẹt quá nhiều vào mạng xã hội đến mức chúng ta cảm thấy quá chú tâm vào cách duy nhất để tiếp cận thông tin là không có lợi".Bà kết luận: "Chúng ta phải mở rộng phạm vi hoạt động của mình và phải ngừng nghe điện thoại".Michelle và Barack đã trở thành tâm điểm của những lời đồn đoán vô căn cứ về việc ly hôn vào đầu tháng này sau khi cựu tổng thống nhiều lần được nhìn thấy tham dự các sự kiện một mình.Đầu năm nay, Barack đã chụp ảnh tại lễ tang của Jimmy Carter và lễ nhậm chức của Tổng thống Trump mà không có Michelle.Tuy nhiên, một nguồn tin giải thích lý do Michelle vắng mặt với Page Six vào tháng 1 rằng Michelle chỉ đơn giản là "không còn muốn" đến Washington DC nữa.Cả hai kết hôn vào tháng 10.1992, có hai cô con gái là Malia (26 tuổi) và Sasha (23 tuổi).Cựu Tổng thống Barack Obama cũng dập tắt những lời đồn đoán bằng cách đăng lời chúc mừng sinh nhật ngọt ngào tới "tình yêu của đời anh" và chia sẻ bức ảnh tự sướng đầy tình cảm của họ vào ngày lễ tình nhân. ️
Ngày 26.2, Công ty TNHH xử lý chất thải Việt Nam (Công ty VWS) phối hợp Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an H.Bình Chánh (TP.HCM) diễn tập các phương án phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước (thuộc Công ty VWS).Buổi diễn tập có sự tham của tất cả cán bộ, công nhân viên, người lao động đang làm việc tại Công ty VWS. Tình huống cháy giả định ở khu vực văn phòng thuộc nhà điều hành VWS.Trong quá trình diễn tập, lực lượng phòng cháy chữa cháy tại chỗ của Công ty VWS được hướng dẫn các bước triển khai khi xảy ra cháy, cách sử dụng bình chữa cháy, thực tập phun xịt chữa cháy, sơ cứu vết thương, cứu chữa người gặp nạn...Qua đó, lực lượng tại chỗ có thể tự ứng phó với các tình huống khi xảy ra cháy trước khi lực lượng chuyên nghiệp đến hiện trường vụ cháy.Công an H.Bình Chánh cũng huy động nhiều cán bộ, chiến sĩ cùng xe chỉ huy, xe chữa cháy chuyên dùng, xe thang, xe cứu thương… triển khai các phương án chữa cháy và hỗ trợ công ty trong buổi diễn tập.Anh Đỗ Minh Quang, Đội phó Đội PCCC cơ sở (thuộc Công ty VWS) cho biết, việc phòng cháy chữa cháy rất quan trọng và phải thực hiện đầy đủ, nhanh chóng nhằm bảo vệ an toàn tính mạng của con người và tài sản.Nhận xét chung tình huống thực tập, đại diện Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an H.Bình Chánh đánh giá, lực lượng phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ tại chỗ của Công ty VWS đã phản ứng nhanh, triển khai lực lượng kịp thời và sử dụng các phương tiện chữa cháy thành thục.Thay mặt Ban tổng giám đốc Công ty VWS, ông Dương Văn Cường, Giám đốc hành chính Công ty VWS cho biết, luôn đặt quan tâm hàng đầu về công tác phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của công ty. Do đó, định kỳ mỗi năm, Công ty VWS đều tổ chức diễn tập đều đặn, thường xuyên các hoạt động này.Theo ông Cường, Công ty VWS đã đầu tư chi phí hàng tỉ đồng mỗi năm, không chỉ với công tác phòng cháy chữa cháy mà còn liên quan các hoạt động như đảm bảo an toàn lao động, sử dụng điện, làm việc trong môi trường mùa nắng nóng… Trong đó, chi phí đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy được đầu tư nhiều nhất.Ngoài ra, Công ty VWS còn thường xuyên trang bị thiết bị phòng cháy chữa cháy hiện đại, đáp ứng các yêu cầu về phòng cháy chữa cháy như ống cứu hỏa, máy cứu hỏa, bảo trì thường xuyên đường nước cứu hỏa…Cũng trong ngày 26.2, Công ty VWS chào đón đoàn học sinh cấp tiểu học Trường Quốc tế SSIS đến tham quan, tìm hiểu mô hình tái chế rác. Mục đích của chuyến tham quan nhằm giúp các em hiểu thêm về quy trình xử lý chất thải. Qua đó, giúp các em có cái nhìn thực tế hơn sau khi tiếp thu kiến thức học ở trường, đồng thời giúp các em có ý thức hơn về tác hại của rác thải, chung tay giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp.Tại đây, ông Kevin Moore, Giám đốc điều hành Công ty VWS đã giới thiệu về quá trình thành lập và quy trình xử lý chất thải tại Khu Liên hợp xử lý chất thải Đa Phước, như nhà máy xử lý nước rỉ rác, nhà máy thu và phát điện từ khí gas của bãi chôn lấp, nhà máy tái chế… Đặc biệt trong Khu Liên hợp xử lý chất thải Đa Phước có một vườn thú nuôi nhiều loại thú cưng như hươu, nai, chim công…Trong nhiều năm qua, Khu Liên hợp xử lý chất thải Đa Phước của Công ty VWS đã trở thành điểm tham quan, học tập của rất nhiều học sinh, sinh viên trong nước, quốc tế đến tìm hiểu về vấn đề xử lý rác và nước thải nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường. ️
Chị Nguyễn Thị Liên Hương tốt nghiệp Khoa Sử ĐH Quốc gia Hà Nội, theo học chương trình ngôn ngữ Trung Quốc tại ĐH Văn hóa và ngôn ngữ Bắc Kinh, trước khi lấy bằng thạc sĩ chuyên ngành nghiên cứu Đông Nam Á của ĐH Chi Nan (Đài Loan). Chị từng là nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu Trung Quốc của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (VASS) gần 10 năm. Năm 2008, chị chuyển sang giảng dạy tiếng Việt và văn hóa Việt Nam tại ĐH Quốc lập Đài Loan (NTU).Trong khuôn viên chính tại Đài Bắc rộng 1 triệu m² của NTU, chị Liên Hương hướng dẫn chúng tôi tham quan những lớp học dạy tiếng Việt trong ngôi trường ĐH có thứ hạng của thế giới. Tới khu vực phòng giảng viên, chị Liên Hương bắt đầu câu chuyện một cách vui vẻ: "Nói về việc dạy học tiếng Việt thì có thể nói cả ngày". Bởi trong mỗi câu chuyện kể của chị dường như đều chất chứa tình yêu tiếng Việt, những đam mê nhiệt huyết với công việc dạy tiếng và truyền bá tình yêu quê hương Việt Nam với bạn bè thế giới.Nữ giảng viên chia sẻ: "Nếu có thêm một người yêu Việt Nam, có tình cảm tốt đẹp với Việt Nam, với mình đó là thành công. Do đó, công việc trên giảng đường ĐH nơi đây không chỉ là dạy tiếng mà còn hơn thế nữa. Dạy ngoại ngữ như trao cho người học 1 chiếc chìa khóa để họ có thể mở được cánh cửa về văn hóa, đất nước và con người nói thứ tiếng đó".Bắt đầu công việc từ tháng 2.2008, đến nay chị Liên Hương đã trải qua năm thứ 16 dạy tiếng Việt tại NTU, trong đó năm thứ 15 chị đã được trao tặng giải thưởng giảng viên có thành tích giảng dạy xuất sắc. Điều này càng trở nên đặc biệt với một giảng viên dạy tiếng Việt trong đội ngũ hàng ngàn giảng viên của ngôi trường có những giáo sư từng đoạt giải Nobel.Tại NTU, tiếng Việt là môn tự chọn. Sinh viên bậc ĐH và sau ĐH có thể chọn học như một ngôn ngữ thứ 2. Những năm gần đây, phần đông sinh viên theo học đều có ba/mẹ là người Việt, nhưng thời điểm trước đó sinh viên chọn tiếng Việt vì các lý do khác, như mong muốn có cơ hội làm việc tại Việt Nam, hoặc tìm hiểu về văn hóa ẩm thực cũng như cộng đồng người Việt tại đây. Không chỉ ở bậc ĐH, từ năm 2019, tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ bắt buộc tại trường tiểu học và là một trong các ngoại ngữ tự chọn bậc THCS của Đài Loan.Nhìn lại chặng đường 16 năm dạy tiếng Việt, nữ giảng viên cho biết đã nhìn thấy nhiều thay đổi ở số lượng sinh viên nước ngoài khi lựa chọn học ngôn ngữ này. Chị Liên Hương nhớ lại:"16 năm trước, cả trường chỉ có một lớp tiếng Việt với khoảng dưới 10 sinh viên. Đến nay số lượng đã tăng dần lên hàng trăm sinh viên mỗi năm và tiếng Việt trở thành một trong các ngôn ngữ được đăng ký học nhiều nhất tại đây". Đáng nói, sinh viên theo học tiếng Việt không chỉ từ Đài Loan mà còn nhiều nước khác như Đức, Mỹ, Nhật, Hàn… "Dẫu chưa thể so sánh với một số ngoại ngữ chính khác nhưng một ngôn ngữ khu vực Đông Nam Á có vị trí như vậy trong trường ĐH thứ hạng của thế giới, thực sự là niềm tự hào rất lớn", nữ giảng viên người Việt bày tỏ.Không chỉ tăng về số lượng, vị thế của học phần tiếng Việt còn được nhìn nhận qua sự thay đổi về đối tượng người học. Nếu trước đây sinh viên Đài Loan và các nước trên thế giới đăng ký học nhiều, thì 5 - 7 năm trở lại đây ngày càng nhiều Việt kiều (có ba/mẹ người Việt) muốn quay lại học tiếng Việt. "Chỉ sau 1 - 2 năm theo học, nhiều em có thể nhắn tin, viết thư cho cô bằng tiếng Việt. Có những lần xúc động muốn rơi nước mắt khi nghe các em sử dụng câu: "em muốn về Việt Nam" thay vì nói "em muốn đi Việt Nam". Cảm động không phải chỉ vì các em đã hiểu rõ sự khác nhau trong nghĩa của 2 từ "đi" và "về" mà còn bởi tình cảm các em hướng về quê hương", cô Liên Hương bày tỏ trong sự xúc động.Bằng cả tâm huyết của mình, nữ giảng viên nói thêm: "Không chỉ quảng bá tiếng Việt, mình mong muốn qua công việc này sẽ giúp các thế hệ Việt kiều trẻ F2 hiểu sâu sắc hơn về quê hương Việt Nam. Các em có thể gọi tên, viết báo cáo và giới thiệu về quê hương của người sinh thành ra mình. Đó là những viên gạch rất nhỏ góp phần xây dựng nên cây cầu vô hình với quê hương của hơn 5 triệu Việt kiều khắp thế giới. Vì những lẽ đó mà những giảng viên dạy tiếng Việt tại đây, trong đó có mình, đều không xem đây là công việc đơn thuần, mà như một sứ mệnh".Giấc mơ thuở nhỏ được trở thành 1 kiến trúc sư không thành, nhưng nữ giảng viên Nguyễn Thị Liên Hương có thể không biết rằng mình đã vô tình trở thành một kiến trúc sư về xây dựng ngôn ngữ và văn hóa.Không chỉ tham gia công việc giảng dạy, chị Nguyễn Thị Liên Hương còn được biết đến là tác giả của nhiều giáo trình bằng tiếng Việt được xuất bản tại Đài Loan và Mỹ. Chia sẻ về 2 công việc này, cô Liên Hương nhìn nhận: "Nếu việc giảng dạy tiếng Việt có ảnh hưởng chỉ đến với số lượng sinh viên nhất định, thì thông qua việc viết sách có thể truyền tải hơn nhiều".Nữ tác giả quan niệm: "Ngôn ngữ và văn hóa là hai phạm trù đan xen với nhau. Khi bạn tương tác với một ngôn ngữ khác, điều đó có nghĩa là bạn cũng đang tương tác với văn hóa sử dụng ngôn ngữ, vì vậy trong những cuốn sách của mình, chị đã đưa vào rất nhiều yếu tố văn hóa. Chẳng hạn, giới thiệu ẩm thực 3 miền, việc sử dụng những từ kính ngữ trong bữa cơm gia đình - sự kết nối đầu tiên trong mỗi gia đình người Việt…".Có lẽ viết sách với tâm thế đó, Xin chào Việt Nam đã trở thành tập sách tiếng Việt bán chạy nhất tại Đài Loan và được lên bảng xếp hạng đứng thứ 2 trong những sách ngoại ngữ mới xuất bản khi phát hành năm 2016. Năm 2021, chị cùng với Nhà xuất bản Tuttle lần đầu cho phát hành quyển Từ điển tiếng Việt bằng tranh (Vietnamese Picture Dictionary) ở Mỹ. Đây là ấn bản tiếp theo trong tủ sách dạy và học Việt ngữ được chị thực hiện khi ở Đài Loan. Thông qua quyển sách này, tác giả lại nhận được nhiều gửi gắm và khẳng định của độc giả qua thư.Đến nay, chị Liên Hương đã tham gia biên soạn và chủ biên hơn 16 cuốn giáo trình dạy tiếng Việt, sách về văn hóa Việt Nam. Cùng với viết sách, chị còn là đồng dịch giả của nhiều tác phẩm văn học kinh điển của Việt Nam (đã được chuyển thể thành bản truyện tranh) sang tiếng Trung như: Dế mèn phiêu lưu ký, Lá cờ thêu 6 chữ vàng…Với kinh nghiệm làm việc liên ngành và chất giọng truyền cảm, nữ giảng viên còn được mời tham gia dẫn chương trình cho bản tin thời sự tiếng Việt của Cục Di trú Đài Loan NIA và Đài truyền hình PTS Đài Loan. Mỗi thứ sáu hằng tuần, khán giả kênh truyền hình này lại biết đến chị trong vai trò một biên tập viên thời sự. ️